Hệ thống phanh trên ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe. Phanh có tác dụng làm giảm tốc độ và dừng xe khi cần thiết. Khi hệ thống phanh hỏng hoặc hoạt động không tốt sẽ gây mất an toàn. Vì vậy bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô luôn phải là ưu tiên hàng đầu và phải được thực hiện một cách định kỳ và thường xuyên.
Tác dụng của việc bảo dưỡng hệ thống phanh
* Đảm bảo hệ thống phanh xe hoạt động tốt, giúp lái xe an toàn.
* Phát hiện ra những hao mòn, hư hỏng trên hệ thống phanh như má phanh mòn không đều, má phanh bị cháy, trơ lì, kẹt / dính phanh, rò rỉ dầu phanh, dầu phanh nhiễm nước,… để có biện pháp khắc phục và thay thế kịp thời.
* Tăng tuổi thọ hệ thống phanh
Cụ thể với cụm phanh: sau một thời gian sử dụng, cụm phanh xe ô tô sẽ tích tụ rất nhiều bụi bẩn, đất cát, cặn dầu, mạt phanh (sinh ra từ má phanh),… Môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh vốn đã rất khắc nghiệt, ở nhiệt độ cao do cường độ làm việc và lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh sinh ra, bị bám thêm chất bẩn sẽ khiến phanh trên xe gặp nhiều vấn đề như:
1) Làm giảm hiệu quả lực phanh, dính phanh khi bị ẩm ướt, gây ra tiếng kêu khi phanh.
2) Làm xước bề mặt, hao mòn nhanh, mòn không đồng đều, cong vênh đĩa phanh
3) Gây kẹt chốt trượt calíp (ắc phanh), làm má phanh mòn không đều thậm chí dính má phanh một bên.
4) Làm cho các gioăng phớt cao su (cuppen phanh), chụp cao su lão hóa, biến dạng dễ bị rách, xước
Những dấu hiệu cảnh báo phải làm bảo dưỡng hệ thống phanh
1. Khi chưa nổ máy, đạp phanh không thấy cứng bàn đạp
2. Đèn cảnh báo phanh sáng (trên bảng táp lô)
3. Khi phanh, xe bị nhao lái một bên, xe rung lắc
4. Phanh không ăn
5. Có tiếng kêu khi phanh
6. Khi phanh có hiện tượng bàn đạp nhấp nhô
7. Phải đạp phanh sâu hơn, mạnh hơn mới thấy ăn.
Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh: